Mô tả
Độ kiềm nào tốt với tôm và cách khắc phục khi độ kiềm thay đổi
Độ kiềm thích hợp đối với tôm ở vào khoảng 80-150ppm. Ta nên đo độ kiềm 2 lần/tuần.
Độ kiềm thấp (nhỏ hơn 80mg CaCO3/L)
Cách khắc phục: Trong suốt quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm nhất là ở các khu vực mà nước có độ mặn thấp.
+ Giữ độ kiềm ổn định trước khi thả tôm (để có thể gây màu nước ban đầu nuôi tôm, giúp tôm phát triển tốt).
+ Chuẩn bị ao: Sau khi làm vệ sinh phơi đáy ao sử dụng vôi thuộc nhóm Dolomite để ổn định độ kiềm trong ao.
+ Trong quá trình nuôi sử dụng vôi Dolomite với liều lượng 15-20 kg/1.000m2.
+ Sau mỗi cơn mưa, pH thường giảm, thì khi đó độ kiềm cũng giảm theo. Vì vậy, cần phải bón vôi để ổn định độ kiềm. Có thể dùng: Super Alkalite (10kg/10.00m2) nếu vỏ tôm bị mềm nên sử dụng các loại khoáng để bổ sung khoáng tạo vỏ tôm cứng.
Độ kiềm cao (lớn hơn 150mg CaCO3/L)
Tác hại: Làm cho tôm khó lột xác vỏ cứng, chậm lớn.
Cách khắc phục: Thay nước nhiều lần, sử dụng EDTA liều lượng từ 2-3 kg/1000m3.
Phương pháp test độ kiềm: hộp test độ kiềm
Hãng sản xuất: Sera – Đức
Số lần test: 100 lần

Hướng dẫn test độ kiềm bằng test kit sera
A / Ứng Dụng test độ kiềm :
Kiểm tra độ kiềm (carbonate hardness) trong môi trường nước mặn và ngọt .
B / Cách Sử Dụng test độ kiềm:
1 . Làm sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước trong hồ cần kiểm tra , sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước trong hồ vào lọ . Lau khô bên ngoài lọ.
2. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng . Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra ( lắc đều mẫu nước sau mỗi giọt ) cho đến khi màu của dung dịch trong lọ chuyển từ màu xanh sang màu vàng .
3 . Số giọt được nhỏ vào tương ứng với độ kiềm của mẫu nước. (ví dụ: 5 giọt = 5odKH )
4. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
C / Bảo Quản hộp test độ kiềm:
Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Nguồn: Sera
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.