Mô tả
Test đo pH
Hãng : Sera – Đức
Giới thiệu Test đo pH
- Số lần test: 100 lần
- Thiết kế dụng cụ test nhanh tại hiện trường
- Xác định được tương đối chỉ số pH của dung dịch, pH môi trường nước nuôi thủy sản
- Đọc kết quản theo phương pháp so màu của dung dịch với bảng màu
Độ pH nào tốt với tôm và cách khắc phục khi pH thay đổi
- Độ pH phù hợp với môi trường nước nuôi tôm là từ: 7,5-8,3 và dao động trong ngày không quá 0,5 sẽ dễ dàng cho việc quản lý chất lượng nước, tôm nuôi mau lớn, năng suất cao.
- Ngoài ra, độ pH còn chi phối tính độc hại của khí Amonia (NH3) và khí Hydro-sulfua (H2S) gây ra.
- Nên đo pH mỗi ngày 2 lần: sáng và chiều để có hướng xử lý kịp thời.
Khi độ pH thấp (thấp hơn 7,5)
Cách khắc phục
- Nên thay nước.
- Bón vôi: CaCO3, Dolomite, Zeolite liều lượng 10-15kg/1.000m2.
- Khi trời mưa, rải vôi CaCO3 từ 20-30kg/1.000m2 xung quanh bờ ao.
Khi độ pH cao (cao hơn 8,5)
Cách khắc phục:
- Khi cải tạo ao phải kiểm tra độ pH đất để tránh dùng vôi quá mức cần thiết.
- Thay nước để làm giảm lượng bùn bã, chất lơ lửng trong ao, sử dụng vôi vừa phải trong quá trình nuôi và giữ độ kiềm không quá cao.
- Dùng một số hợp chất có tính acid để giảm pH.
* Ứng dụng: Đo giá trị pH trong môi trường nước mặn và ngọt .
* Hướng dẫn sử dụng
1. Làm sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước trong hồ cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước trong hồ vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
2.Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
3. So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
4. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
* Bảo quản
– Đóng nắp chai Test đo pH ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.